Đại diện Intel từ chối cung cấp chi tiết về giá trị thoả thuận hay tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong công ty mới. Thực thể mới thành lập, có tên Articul8 AI, sẽ không được giao dịch công khai, là kết quả hợp tác về phát triển công nghệ AI doanh nghiệp giữa Intel và Boston Consulting Group (BCG).
Ngoài DigitalBridge, các nhà đầu tư khác của Articul8 bao gồm Fin Capital, Mindset Ventures, Communitas Capital, GiantLeap Capital, GS Futures và Zain Group.
Bằng cách sử dụng một trong những siêu máy tính của riêng mình, Intel đã phát triển hệ thống AI tổng quát có thể đọc văn bản và hình ảnh bằng cách sử dụng sự kết hợp giữa công nghệ nguồn mở và công nghệ được phát triển nội bộ. Tập đoàn sau đó đã tinh chỉnh hệ thống này để chạy bên trong các trung tâm dữ liệu của BCG nhằm đáp ứng các yêu cầu về quyền riêng tư và bảo mật.
Arun Subramaniyan, người trước đây là phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc trung tâm dữ liệu và nhóm AI của Intel, dự kiến giữ vai trò giám đốc điều hành của Articul8, cho biết nhiều khách hàng tiềm năng khác cũng bày tỏ lo ngại tương tự về việc chuyển dữ liệu cho các công ty điện toán đám mây lớn khi thực hiện tác vụ AI.
Ngoài ra, chi phí cũng là một vấn đề lớn khi các doanh nghiệp triển khai quy mô lớn cho hàng nghìn nhân viên.
"Chúng tôi đang cố gắng giải quyết lỗ hổng lớn nhất trong AI tạo sinh ngày nay, đó là nút thắt giữa việc dễ dàng đưa ra khái niệm, nhưng không dễ để sản xuất và thực hiện công nghệ một cách an toàn, bền vững”, Subramaniyan cho hay.
Việc thành lập Articul8 của Intel là động thái mới nhất nhằm tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh.
Trước đó, nhà sản xuất chip này đã tách công ty chip xe hơi Mobileye Global và lên kế hoạch phát hành lần đầu ra công chúng đơn vị chip lập trình của mình.
(Theo Reuters)
Vui lòng để lại thông tin để gửi bình luận !